Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Tiếng Phạn)- Prajna Paramita Hrdaya Sutram - Heart Sutra - Sanskrit

ॐ Saṃsāra ॐ -(संसार)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Tiếng Phạn)-  Prajna Paramita Hrdaya Sutram - Heart Sutra - Sanskrit
Download
  • Bản gốc phiên âm Phạn ngữ
    Original sutra l - प्रज्ञापारमिताहृदयसुत्रम् ।।
    ॐ नमो भगवत्या आर्यप्रज्ञपारमितायै ।।
    आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्वो गम्भीरां प्रज्ञापारमिताचर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म
    पञ्चस्कन्धास्तांश्वस्वरुपशुन्यान्पष्यति स्म ।
    इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रुपम् ।
    रुपन्नपृथक् शून्यता शून्यताया न प्रुथग्रुपम् ।
    यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तदेवरुपम् ।
    एवमेव वेदनासंज्ञासंसकारविज्ञानम् ।
    इह शारिपुत्र सर्वधर्मा: शून्यतालक्षणा अन्नुत्पन्ना अनिरुद्धा
    अमला अविमला अनूना अपरिपूर्णा: ।
    तस्माच्छारिपुत्र शून्यतायां न रुपं न वेदना न संज्ञा न संस्कार न विज्ञानम् ।
    न चक्षु:क्षोत्रध्राणजिह्वाकायमनांसि ।
    न रूपशब्दगन्धरसस्प्रष्टव्यधर्मा: ।
    न चक्षुर्धातुर्यावन्नमनोविज्ञानधातु: ।
    नाविद्य नाविद्याक्षयो यावन्नजरामरणं न जरामरणक्षयो न दु:खसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिर्नाप्राप्ति: ।
    तस्माच्छारिपुत्राप्रप्तित्वाद्वोधिसत्वो प्रज्ञापारमितामाश्वित्य विहरत्यचित्तावरण: ।
    चित्तावरणनास्तित्वदत्रस्तो विपर्याप्तातिक्रान्तो निष्ठानिर्वाणप्राप्त: ।
    त्र्यध्वव्यवस्थिता: सर्वबुद्धा: प्रज्ञपारमितामश्वित्यानुत्तरां सम्यक्संभोधिमभिसंबुद्धा: ।
    तस्माज्ज्ञातव्यं प्रज्ञापारमितामहामंत्रो महाविद्यामंत्रो ङनुत्तरमंत्र समसममंत्र: सर्वदु:खप्रषमण: सत्यममिथ्यत्वात् ।
    प्रज्ञापारमितायामुक्तो मंत्रस्तद्यथा
    गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ।।
    इत्यार्या प्रज्ञापारमिताहृदयं समाप्तम् ।।
    ---
    Trì tụng niệm thần chú này sẽ nhằm dẹp 84.000 phiền não và hiện thực hóa giác ngộ.

    Thần chú bằng tiếng Phạn:
    Tadyathā: Oṃ Gate Gate Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā

    Phiên Âm Việt:
    Thát Dà Tha: Ốm, Gà Tê, Gà Tê, Pa Ra Gà Tê, Pa Ra Săm Gà Tê, Bồ Đi, Sô Hà

    Dịch nghĩa:
    Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ
    Câu chú tiếng Hoa phiên âm tiếng Việt:
    Yết Đế,Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha
    Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc.
    Cách lý giải thứ nhất: Siêu vượt vọng tưởng luân hồi thành tựu Bồ Đề
    Chân ngôn Bát nhã “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề sa bà ha” là phiên âm của tiếng Phạn: “Tadyatha gaté gate paragaté parasamgaté bodhi svaha”. Trong đó, “Tadyatha” có nghĩa là “như vậy” hay “như thị”. “Gaté, gate” có nghĩa là “siêu việt các vọng tưởng nhị nguyên và vô minh”. “Paragaté” nghĩa là “không những vượt qua mà còn siêu việt luân hồi”. “Parasamgaté” nghĩa là “ngay cả các bậc A La Hán đã thoát luân hồi, đã thành tựu phần tự giác ngộ nhưng chưa đạt được toàn giác vì còn cần thực hành Bồ tát đạo, giác ngộ chúng sinh, để giác hạnh viên mãn, tức là thành tựu giác ngộ tối thượng”. “Bodhi svaha” có nghĩa là “khi đã siêu vượt các vọng tưởng luân hồi, chúng ta thành tựu Bồ Đề hay giác ngộ”. Đây là một cách giải thích về ý nghĩa của Chân ngôn Bát nhã.
    Cách lý giải thứ hai: 5 giai đoạn thực hành trước khi đạt giác ngộ
    Một cách diễn giải khác về ý nghĩa của chân ngôn là cách diễn giải của Đại thừa - có năm giai đoạn thực hành trước khi đạt được giác ngộ. Giai đoạn đầu tiên là tích lũy công đức. Giai đoạn thứ hai là khi chúng ta tinh tấn thực hành tu tập trí tuệ tính không. Giai đoạn thứ ba là thời điểm lần đầu tiên chúng ta chứng ngộ tính không, tức là Địa thứ nhất trong mười quả vị của Bồ tát. Địa thứ ba đến Địa thứ bảy trong Thập địa Bồ tát là thực hành kiến đạo. Nếu chúng ta không làm quen với việc thực hành an trụ trong các quả vị Pháp thân này thì sẽ quay lại cách sống trước đây, quay lại cách để tâm sinh vọng tưởng. Đến Địa thứ tám và thứ chín là Bất thoái địa và Thiện tuệ địa, chúng ta đã an trụ gần như trọn vẹn trong Pháp thân không suy chuyển của sự chứng ngộ nhất như. Khi đạt đến Địa thứ mười, chúng ta thành Phật. Từ “gaté” thứ nhất trong chân ngôn Trí tuệ Bát nhã có nghĩa là phần thực hành tích lũy công đức, từ “gaté” thứ hai có nghĩa là phần thực hành kiến đạo, và từ “Parasamgaté” có nghĩa là phần thực hành làm quen. “Bodhi svaha” có nghĩa là khi chúng ta đạt được giác ngộ. Đó cũng là ý nghĩa của Chân ngôn Trí tuệ Bát nhã.
Bình luận 0