Mantra Destroying the Negative Karma - Thần Chú Vãng Sanh (Sanskrit)

ॐ Saṃsāra ॐ -(संसार)

Mantra Destroying the Negative Karma - Thần Chú Vãng Sanh (Sanskrit)
Download
  • Chú Vãng Sinh, gọi đầy đủ là ”Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni”, được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với ”Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn). ”Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni” còn gọi là ”A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là ”Vãng Sinh Chú” Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ: Tại sao chúng sinh phải lưu chuyển trong sinh tử, và ở trong tam giới lục đạo luân hồi không ngừng? Là vì nghiệp chướng nặng nề, nghiệp chướng này từ đâu đến? Là do nơi phiền não tham sân si v.v…, đã tạo những nghiệp giết hại, trộm cắp, và nói dối, những chủng tử ác nghiệp này từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt.

    * NAMO AMITÀBHÀYA
    Nam mô a di đa bà dạ
    Quy mệnh Vô Lượng Quang (A Di Đà)
    * TATHÀGATÀYA
    Đa tha già đa dạ
    Như Lai
    * TADYATHÀ
    Đa địa dạ tha
    Như vậy, liền nói Chú là
    * AMRTODBHAVE ( AMRÏTA UDBHAVE )
    A di rị đô bà tỳ
    Cam Lộ hiện lên
    * AMRTA SAMBHAVE
    A di rị đa tất đam bà tỳ
    Cam Lộ phát sinh
    * AMRTA VIKRÀNTE
    A di rị đa tỳ ca lan đá
    Cam Lộ dũng mãnh
    * AMRTA VIKRÀNTA GAMINI
    A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị
    Đạt đến Cam Lộ Dũng mãnh
    * GAGANA KÌRTTI KARE
    Già già na, chỉ đa ca lệ
    Rải đầy Hư Không
    * SVÀHÀ
    Ta bà ha
    -
    Chữ Hật Rị (HRIH) Ðủ bốn chữ thành một Chơn ngôn. Chữ Hạ tự môn, nghĩa là tất cả pháp nhơn bất khả đắc.Chữ RA tự môn, nghĩa là tất cả pháp ly trần. Trần nghĩa là ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Cũng gọi haimón chấp trước năng thủ và sở thủ. Chữ Y tự môn, là t ự tại bất khả đắc, hai điêm ác tự nghĩa. Chữ Ác gọi là Niết Bàn. Do giác ngộ các pháp vốn không sanh, đều xa lìa món chấp trước, chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ Hật Rị này cũng nói làm tàm (hổ thẹn), nếu nói đủ là tàm quí (hổ thẹn), tự thẹn với lương tâm mình và xấu hổ đối với kẻ khác, vì thế nên không làm tất cả điều bất thiện vậy. Ðầy đủ tất cả pháp lành vô lậu vậy. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ.
    Do vậy nếu trong công phu hành trì các đạo hữu lấy niệm Phật làm chánh hạnh niệm càng nhiều càng tốt , tụng thêm 1 lần Đại bi, 3 lần chú Vãng Sanh, 108 lần tâm chú A Di Đà (Om Ami Dewa Hrih) thì việc tu tập sẽ ngày một tăng trưởng
Bình luận 0